Quy Trình Yêu Cầu Hỗ Trợ Khẩn Cấp
Trong các tình huống khẩn cấp, Quý khách vui lòng gọi tới số Hotline ghi trên thẻ hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm để được hỗ trợ ngay lập tức bởi Tổ Chức Cấp Cứu Quốc Tế (ISOS). Việc vận chuyển cấp cứu và hồi hương sẽ do ISOS đảm trách.
Qui Trình Yêu Cầu Bồi Thường Bảo Hiểm Du Lịch
1.Thông báo tổn thất:
Quý khách cần thông báo tổn thất cho chúng tôi trong vòng 30 ngày kể từ khi phát sinh sự cố bảo hiểm. Quý khách có thể tải Đơn Yêu Cầu Bồi Thường từ website của chúng tôi.
2. Khi thông báo tổn thất, Quý khách cần cung cấp đầy đủ những thông tin sau:
- Số hợp đồng bảo hiểm
- Hoàn cảnh sự cố/ tổn thất
- Ngày/ Nơi xảy ra tai nạn/ sự cố
- Mức độ tổn thất
- Tên, địa chỉ, số điện thoại, email liên lạc
3. Thông tin liên hệ với tuvanbaohiem24h
Hà Nội: Số 4 Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm.
Hồ Chí Minh: 74 Nguyễn Khoái, Phường 2, Quận 4.
Hotline: 0934 582 884
4. Quý khách vui lòng điền đầy đủ các chi tiết trong Đơn Yêu Cầu Bồi Thường, ký tên và gừi về cho chúng tôi, cùng với các chứng từ sau:
- Giấy chứng nhận bảo hiểm (bản chính)
- Bản sao hộ chiếu
- Bản sao vé máy bay/ Thẻ lên máy bay
- Chứng từ chứng minh độ dài của chuyến đi (Nếu hợp đồng bảo hiểm của Quý khách là hợp đồng mua theo năm)
- Bằng chứng tổn thất theo qui định cụ thể trong Phần C dưới đây
B. Hồ Sơ Bổ Sung
1. Tai nạn chết người
- Biên bản cảnh sát (bản gốc)
- Giấy chứng tử (bản gốc)
- Báo cáo khám nhiệm tử thi (nếu có)
- Bản sao CMND của người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm
2. Thương tật vĩnh viễn
- Hoàn chỉnh Đơn Yêu Cầu Bồi Thường Tai Nạn Cá Nhân
- Báo cáo y tế (bản gốc)
- Biên bản cảnh sát (bản gốc)
- Biên bản chi tiết về tai nạn (như thế nào, thương tật gì…)
3. Chi phí y tế và điều trị
- Chứng từ y tế (bản gốc các hóa đơn thuốc, toa thuốc, biên nhận)
- Hóa đơn của bệnh viện (bản gốc)
- Hóa đơn của se cứu thương (bản gốc)
- Báo cáo y tế (trừ các bệnh nhẹ)
4. Quyền lợi nằm viện
Chứng từ gốc do bệnh viện cung cấp, nêu rõ thời gian và lý do nằm viện
5. Thăm bệnh tại nước ngoài
- Báo cáo của bác sĩ/bệnh viện nêu rõ thời gian nằm viện nhiều hơn 5 ngày khi đang ở nước ngoài
- Hóa đơn mua vé máy bay khứ hồi hạng phổ thông
6. Chi phí ăn ở bổ sung
- Báo cáo của bác sĩ/bệnh viện nêu rõ thời gian nằm viện nhiều hơn 5 ngày khi đang ở nước ngoài
- Hóa đơn khách sạn
7. Hủy/ hoãn chuyến đi
- Giấy chứng tử/ xác nhận cùa bác sĩ (trường hợp hủy chuyến đi do Người được bảo hiểm tử vong hoặc bị thương/ ốm đau nghiêm trọng)
- Bằng chứng về mối liên hệ với Người được bảo hiểm (Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn…)
- Hóa đơn ghi nhận số tiền đã nộp trước cho chuyến đi
- Xác nhận của đại lý du lịch về khoản tiền được hoàn trả
- Hóa đơn chi phí phạt do hủy chuyến đi
8. Rút ngắn chuyến đi
- Hóa đơn mua thêm vé máy bay
- Thư xác nhận của đại lý du lịch nêu rõ phần hành trình đã không được sử dụng theo kế hoạch ban đầu
- Giấy chứng tử/Xác nhận của bác sĩ(trường hợp rút chuyến đi do Người được bảo hiểm tử vong hoặc bị thương/ốm đau nghiêm trọng)
- Bằng chứng về mối liên hệ với Người được bảo hiểm (Giấy khai sinh, Giấy đăng ký kết hôn …)
- Xác nhận/ Hóa đơn của khách sạn về chi phí lưu trú đã trả trước
9. Mất hoặc thiệt hại hành lý và tài sản cá nhân
- Biên bản bất thường của hãng hàng không/ hãng vận chuyển nếu hành lý bị mất hay hư tổn trong quá trình vận chuyển
- Biên bản Cảnh sát
- Chi tiết của vật dụng bị mất/ hư hỏng bao gồm ngày mua, năm sản xuất, hình (nếu có)…Kèm theo hóa đơn/biên nhận mua hàng của những vật dụng bị mất (bản gốc)
- Báo giá sửa chữa/ Hóa đơn sửa chữa/Hóa đơn thay thế
- Chi tiết về khoản tiền được bồi hoàn bởi hãng vận chuyển hay bên phải chịu trách nhiệm về tổn thất
Lưu ý: Thông báo cho cảnh sát trong vòng 24 giờ kề từ lúc xảy ra tổn thất
10. Hành lý đến chậm
- Lịch trình chuyến đi (cuống vé máy bay, bản sao phần xác nhận xuất nhập cảnh cùa hải quan)
- Biên bản xác nhận hành lý đến chậm của hãng vận chuyển
- Biên bản xác nhận ngày, giờ giao trả hành lý của hãng hàng không/ nhà vận chuyển.
Lưu ý: Việc bồi thường cho trường hợp hành lý đến chậm chỉ được xem xét nếu xảy ra ở nước ngoài.
11. Mất tiền mặt, tài sản & mất chứng từ du lịch
- Biên bản cảnh sát
- Chứng từ chứng minh số tiền bị mất (Biên nhận rút tiền, Biên nhận đổi tiền)
- Hóa đơn/Biên nhận chi phí làm lại hộ chiếu/giấy thông hành
- Hóa đơn khách sạn cho thời gian chờ cấp lại hộ chiếu
- Hóa đơn chi phí đi lại phát sinh
- Phí hành chính cho việc cấp/mua lại vé máy bay
Lưu ý: Thông báo cho cảnh sát trong vòng 24 giờ kể từ lúc xảy ra tổn thất
12. Chuyến đi bị trì hoãn
- Lịch trình chuyến đi
- Giấy tờ du lịch như thẻ lên máy bay/ vé máy bay nêu rõ thời gian bay thực tế
- Văn bản của hãng vận chuyển hoặc đại lý vận chuyển xác nhận lý do trễ chuyến và số giờ trễ
13. Lỡ chuyến nối
- Lịch trình chuyến đi
- Giấy tờ du lịch như thẻ lên máy bay/ vé máy bay nêu rõ thời gian cất cánh thực tế và thời gian xuất phát của chuyến kết nối tiếp theo
- Văn bản của hãng vận chuyển hoặc đại lý vận chuyển xác nhận chuyến nối bị chậm lại điểm kết nối
- Hóa đơn/ biên nhận chi phí ăn ở phát sinh (bản gốc)
Lưu ý: Điểm kết nối chuyến phải ở ngoài nơi xuất phát của chuyến đi.
14. Không tặc/ cướp máy bay
Báo cáo của cảnh sát hoặc hãng hàng không xác nhận Người được bảo hiểm là nạn nhân của vụ không tặc, và độ dài vụ không tặc
15. Bảo hiểm mức miễn thường cho phương tiện đi thuê
Bản sao công chứng biên bản xác nhận tai nạn của Cảnh sát, bản chi tiết sửa chữa theo từng khoản mục và những bằng chứng khác, nếu có.
16. Trách nhiệm cá nhân
Lưu ý: Người được bảo hiểm không được chấp nhận trách nhiệm, đề nghị, hứa hẹn, hoặc trả tiền khi chưa có sự đồng ý trước của công ty Bảo hiểm. Vui lòng chuyển tất cả các thư tín/ chứng từ khiếu nại từ bên thứ ba cho chúng tôi để giải quyết.