Để đảm bảo an toàn trong sinh nở và không bị phát sinh chi phí thì việc chọn các gói bảo hiểm thai sản sẽ là lựa chọn tốt nhất. Trên thị trường hiện nay thì PVI là công ty cung cấp dịch vụ bảo hiểm thai sản hàng đầu Việt Nam, cùng chúng tôi tìm hiểu về bảo hiểm thai sản PVI 2018 qua bài viết này nhé.
Bảo Hiểm Thai Sản PVI
Với hơn 77 bệnh viện liên kết và rẻ hơn gói bảo hiểm thai sản Bảo Việt với các dịch vụ đa dạng với chi phí từ 1 triệu đến 3,6 triệu đồng, thì gói bảo hiểm thai sản PVI thực sự là lựa chọn tuyệt vời cho bất cứ mà mẹ nào muốn mua bảo hiểm thai sản tốt nhất cho mình.mức bảo hiểm được hưởng cũng khá cao, dao động từ 10 triệu đồng tới 20 triệu đồng, và áp dụng cho cả sinh thường và sinh đẻ. Tuy nhiên, thời gian chờ đến 12 tháng, nên khi mua bảo hiểm thai sản PVI bạn cũng cân nhắc thời gian và lựa chọn được khoảng thời gian tốt nhất để mua bảo hiểm thai sản PVI.
Quyền lợi:
- Được Bảo lãnh chi phí sinh con tại các bệnh viện tư nhân và quốc tế (không cần trả tiền trước)
- Dịch vụ bảo lãnh thanh toán viện phí nhanh chóng và uy tín theo tiêu chuẩn quốc tế (cam kết trong vòng 24h làm việc)
- Mức phí hợp lý cho đối tượng khách hàng cá nhân và gia đình trẻ (tiết kiệm 90% chi phí sinh con).
- Gia tăng bảo vệ với quyền lợi chăm sóc sức khỏe điều trị nội trú lên đến 50 triệu/năm
Điều kiện tham gia:
- Nữ độ tuổi từ: 18 – 45 tuổi
- Chưa có thai và đang lên kế hoạch mang thai
- Tham gia cùng chồng hoặc con dưới 23 tuổi
- Không đang trong thời gian điều trị bệnh tật, thương tật
Bảng quyền lợi:
I. QUYỀN LỢI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ (Phạm vi lãnh thổ: Việt Nam) | VND 50,000,000/năm |
1. Các chi phí bệnh viện (chi phí chi trả trong quá trình nằm viện cho việc cung cấp thuốc men và dịch vụ cần thiết, tối đa 60 ngày/năm): – Viện phí – Chi phí thuốc men – Chi phí bác sỹ, chuyên gia, y tá, hộ lý – Các kiểm tra, xét nghiệm, chụp phim (bao gồm CT, MRI, PET) | 2,500,000 VND/ngày |
2. Chi phí phẫu thuật (trong khi nằm viện, nằm viện trong ngày hoặc điều trị ngoại trú), giới hạn trong 1 năm. Chi phí phẫu thuật trả cho: phí phẫu thuật (bao gồm hội chẩn trước – sau khi phẫu thuật), chi phí gây mê, chi phí phòng mổ, các chi phí y tế cần thiết khác trong quá trình phẫu thuật. Chi phí cấy ghép nội tạng | Chi trả toàn bộ, tối đa đến số tiền bảo hiểm |
3. Chi phí trước khi nhập viện (trong vòng 30 ngày trước khi nhập viện | 2,500.000 VND/năm |
4. Chi phí điều trị sau khi xuất viện (trong vòng 30 ngày kể từ khi xuất viện | 2,500.000 VND/năm |
5. Chi phí y tá chăm sóc tại nhà | 2,500.000 VND/năm |
6. Trợ cấp trong thời gian nằm viện | 50,000 VND/ ngày |
7. Vận chuyển cấp cứu (không bao gồm vận chuyển hàng không) Trong trường hợp không có dịch vụ cứu thương của địa phương, người được bảo hiểm có thể dùng taxi với giới hạn trách nhiệm tới 200,000 VND/vụ. Hóa đơn taxi phải được cung cấp với thông tin liên quan. | 10,000,000 VND |
8. Chi phí mai táng | 2,000,000 VND/năm |
II. QUYỀN LỢI THAI SẢN | |
a. Phạm vi lãnh thổ | Việt Nam |
b. Số tiền bảo hiểm / người/ năm | 10,000,000 VND/năm |
c. Sanh thường | Tối đa đến giới hạn thai sản |
d. Sanh mổ | Tối đa đến giới hạn thai sản |
e. Biến chứng thai sản | Tối đa đến giới hạn thai sản |
Quyền lợi chi trả của Bảo hiểm thai sản PVI:
- Chi phí sinh thường
- Chi phí sinh mổ
- Chi phí điều trị biến chứng thai sản: Biến chứng khi mang thai là một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến nhiều cái chết của các sản phụ. Kể cả khi có một thai kỳ bình thường và khỏe mạnh, sản phụ vẫn có thể gặp các biến chứng khi sinh.
- Suy thai
Là một quá trình bệnh lý do tình trạng thiếu oxy của thai nhi, khi thai còn nằm trong buồng tử cung. Suy thai sẽ gây những biến đổi trên cử động thai và nhịp tim thai.
- Băng huyết
Băng huyết sau sinh là tình trạng chảy máu với số lượng từ 500ml trở lên, trong vòng 24 giờ sau sổ thai, từ bất cứ nơi nào của đường sinh dục.
- Chuyển dạ kéo dài
Trong trường hợp chuyển dạ kéo dài (đặc biệt là trong các ca sanh lần đầu), cả sản phụ và trẻ đều phải đối mặt với một số biến chứng như: nhiễm trùng (nhiễm trùng ối dẫn đến nhiễm trùng máu, da…), băng huyết sau sinh.
- Ngôi thai bất thường
Thường thì trong 6 – 8 tuần cuối của thai kỳ, thai nhi di chuyển xuống phần dưới của tử cung. Vị trí tốt nhất của thai nhi cho quá trình chuyển dạ là: đầu hướng xuống dưới, mặt hướng vào phía lưng mẹ, cằm cúi sát ngực, gáy hướng về phía xương chậu – danh từ chuyên môn gọi là ngôi đầu.
- Các biến chứng thường gặp trong thai kỳ
Các trường hợp ngôi thai bất thường: ngôi mông (chân hoặc mông hướng xuống dưới thay cho đầu), ngôi ngang (thai nhi hoàn toàn nằm ngang). Các trường hợp này làm tăng khả năng chấn thương thai nhi khi chuyển dạ. Thai nhi nằm ngang còn dẫn tới vỡ tử cung khi sinh thường.
Khoảng 90% thai nhi có vị trí bất thường vào tuần thứ 37 sẽ không thay đổi vị trí cho đến khi chuyển dạ.
Cần có những hiểu biết về các bệnh thường gặp trong thai kỳ để phòng tránh, xử lý những biến chứng bất ngờ có thể xảy ra
- Nhau tiền đạo
Nhau tiền đạo nghĩa là bánh nhau nằm trước đường đi của thai nhi khi sinh ngã âm đạo. Do đó, trong những trường hợp này đa số phải mổ lấy thai. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nếu bị nhau tiền đạo, thai phụ sẽ đột ngột bị ra huyết đỏ tươi, có thể nhiều hoặc ít, đông cục lại, không kèm theo đau bụng. Nếu có nghi ngờ bị nhau tiền đạo, thai phụ phải thăm khám với bác sĩ ngay để kịp thời xử lý và chuẩn bị cho cuộc sinh mổ sớm nếu cần thiết.
- Các bất thường liên quan đến dây rốn
Trong các bất thường liên quan đến dây rốn, dây rốn có thể bị xoắn, thắt nút, quấn quanh thai nhi. Điểm chung của các tai nạn này là khiến lượng máu, chất dinh dưỡng từ cuống rốn không thể nuôi thai nhi, dẫn đến thai chết lưu.
Đôi khi, trong quá trình chuyển dạ, dây rốn bị kéo căng hoặc gấp khúc, làm hạn chế tức thời lượng máu, dưỡng chất, dẫn đến tình trạng chèn ép rốn, nặng hơn nữa là tình trạng suy thai. Các hiện tượng này có thể được theo dõi bằng máy theo dõi tim thai trong chuyển dạ.
- Thuyên tắc ối
Thuyên tắc ối là một cấp cứu sản khoa hiếm gặp do dịch nước ối và các chất trong thai lọt vào hệ tuần hoàn máu của mẹ, thông qua nhau gây ra một phản ứng đào thải. Phản ứng đào thải này gây ra suy hô hấp và tuần hoàn cấp tính cho mẹ. Thuyên tắc ối là biến chứng thường xảy ra ở giai đoạn cuối của cuộc chuyển dạ. Tỷ lệ sản phụ tử vong khi gặp biến chứng này là 80% dù biến chứng này cực kỳ hiếm gặp (0,00125% ca sinh).
Những thông tin chúng tôi cung cấp xoay quanh vấn đề bảo hiểm thai sản PVI 2018, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình dịch vụ này. Nếu bạn còn thắc mắc muốn giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ miễn phí.
- Hà Nội: Số 9, Đào Duy Anh, Đống Đa.
- Hồ Chí Minh: 74 Nguyễn Khoái, Phường 2, Quận 4.
- Hotline: 0934 582 884